Hiện nay ván công nghiệp nói chung và ván ép nói riêng đang rất được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực như nội thất, xây dựng, trang trí… không chỉ ưu điểm có giá thành rẻ, bền đẹp mà ván ép còn linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều chủng loại, quy cách, đảm bảo cho sản phẩm bạn làm ra đáp ứng được độ thẩm mỹ, mà còn có bộ bền cao.
Hình ảnh một vài loại ván mặt có tại Plywood Hưng Phát
Nếu bạn đang phân vân không biết có nên chọn ván ép để sử dụng cho dự án tiếp theo hay không thì bài viết này Plywood Hưng Phát sẽ chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của ván ép để bạn có thể có cái nhìn bao quát cho loại vật liệu này.
Trước khi chúng ra bàn về ưu điểm và nhược điểm của ván ép thì hãy tìm hiểu cấu tạo cơ bản của ván ép
Ván ép gỗ lạng, hay còn được gọi là ván dán, ván ép, gỗ dán, gỗ plywood. Đây được xem là loại ván ép phổ biến nhất, cấu tạo ván này là được tạo thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên (điều, cao su…). Những lớp gỗ này được lạng mỏng tầm 1mm và được xếp đan xen, chồng lên nhau, sau đó được ép lại với nhau trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao cùng với phụ gia, chất kết dính sẽ cho ra thành phẩm ván ép.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật không chỉ tạo ra các tấm ván ép thẳng mà còn có thể tạo ra các tấm ván ép uốn cong. Chính vì vậy, những tấm ván ép gỗ lạng được ứng dụng rất rộng trong ngành sản xuất nội thất như: ván ép ghế, ván ép vạt giường, hộc tủ, kệ sách… Các sản phẩm làm từ ván ép gỗ lạng có độ bền cao và mang vẻ đẹp rất tự nhiên với chi phí hợp lý.
Cấu tạo ván ép nhập khẩu gồm 3 phần: Lớp keo màn, ruột ván và keo ép.
• Lớp keo màn: Keo được sử dụng cho loại ván này là keo gốc Phenol có đặc tính chống thấm nước cực tốt, chống ẩm, chống nước đun sôi.
• Ruột ván: Ván ép nhập khẩu được khai thác và sản xuất từ các cây gỗ thu hoạch ngắn ngày như bạch đàn, bạch dương, thông, keo,… Sau khi khai thác, gỗ được xay nhỏ, ép thành từng tấm gỗ mỏng.
• Keo ruột ván: Sử dụng loại keo có tính chất chống thấm nước đặc biệt là (WBP), dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo nên độ cứng cáp cho ván, độ chắc chắn của thành phẩm không thua gì gỗ tự nhiên. Ngoài ra còn có các chất phụ gia để giúp ván chống mối mọt, ẩm mốc.
Video mô phỏng quá trình sản xuất ván ép - Nguồn: Youtube Victoria and Albert Museum
Ưu điểm của ván ép
• Độ bền khá tốt
Nếu bạn chọn đúng loại ván chất lượng và sử dụng bảo quản một cách hợp lý thì tuổi thọ của sản phẩm sẽ được kéo dài. Ở đây Woodee xin nhấn mạnh là ván ép chất lượng tốt, vì nếu bạn chọn những loại ván ép kém chất lượng thì không những sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng mà còn mau hư hỏng.
• Không bị mối mọt, cong vênh
Đây có lẽ là ưu điểm nổi bật nhất của gỗ tự nhiên, và còn nỗi trội hơn so với gỗ tự nhiên. Các sản phẩm ván ép cấu tạo sẽ có một lớp keo ép các tấm ván mỏng lại với nhau, và lớp keo này sẽ có chứa chất phụ gia để có thể ngăn ngừa mối, mọt… Các tấm ván cũng được ép với công nghệ tiên tiến sẽ cho ra đời những tấm ván ép thật chắc chắn, khó bị cong vênh.
• Chống dính bẩn
Bề mặt gỗ ván ép trong quá trình sản xuất sẽ được phủ một lớp keo bảo vệ, giúp tấm ván chống trầy xước, phần keo này còn tạo độ bóng, mịn cho ván ép giúp tấm ván bị bám bẩn cũng sẽ dễ lau chùi. Ngoài ra một số nơi sản xuất ván ép còn có loại keo phủ bề mặt ván ép rất tốt giúp tấm ván luôn mới, không bị phai màu qua năm tháng.
• Giá thành rẻ
Không riêng gì ván ép mà tất cả các loại ván công nghiệp nói chung mà so với gỗ tự nhiên thì giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều. Nếu lựa chọn đúng loại ván cũng như mục đích sử dụng thì bạn sẽ có thể tạo ra những sản phẩm từ ván ép vô cùng đẹp và tiết kiệm. Tuy có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như công dụng.
• Dễ thi công
Các loại ván ép thông dụng thường có những quy cách tiêu chuẩn, vì thế bạn chỉ cần chọn những loại quy cách phù hợp sau đó cắt ghép để cho ra những sản phẩm tốt nhất, ngoài ra nếu bạn chọn ván ép lót sàn thì mỗi cạnh sẽ có các mối nối với nhau, bạn có thể dễ dàng lắp ghép mà không cần sử dụng đinh ốc để cố định.
• Chịu nhiệt tốt
Trong quá trình sản xuất thì có một công đoạn ép khuôn ở nhiệt độ rất cao, cùng với các loại chất phụ gia kèm theo giữa các tấm ván mà làm cho tấm ván vô cùng chắc chắn và khả năng chịu nhiệt rất tốt, hơn 100C. Nhờ thế mà giúp cho ván ép trở nên an toàn hơn trong quá trình sử dụng.
• Không bị ảnh hưởng bởi nước và hoá chất
Như woodee đã trình bày thì trong quá trình sản xuất ván ép sẽ được cho thêm các chất phụ gia và qua công đoạn ép nhiệt cao, và khi ván ép hoàn thiện sẽ có một kết cấu rất chắc chắn. Nhờ kết cấu chắc chắn này mà các hóa chất thông thường cũng như nước sẽ không để thấm sâu ảnh hưởng đến kết cấu của sản phẩm.
• Độ thẩm mỹ cao
Ván ép sẽ được chia ra rất nhiều loại cũng như công dụng khác nhau, vì thế chúng cũng sẽ có hoa văn khác nhau, nếu bạn có kiến thức đủ sâu về ván ép kèm theo một cặp mắt thẩm mỹ thì những sản phẩm bạn làm ra không những đúng với yêu cầu của bạn mà còn có thể toát lên vẻ sang trọng.
Nhược điểm của ván ép
• Độ bền không bằng gỗ tự nhiên
Tuy được đánh giá cao về mặt độ bền, tuy nhiên nếu so với ván gỗ tự nhiên thì ván ép nói riêng và ván công nghiệp nói chung sẽ không bằng. Một tấm ván tự nhiên thì độ bền có thể lên đến vài chục năm, nhưng đối với ván ép thì nếu bạn biết cách bảo quản thì tuổi thọ sẽ lâu hơn nhưng cũng sẽ xuống cấp theo thời gian cũng như màu sắc cũng sẽ bị phai dần.
• Khi hư hỏng không thể sửa chữa
Đây có lẽ là nhược điểm lớn nhất của ván ép mà bạn nên lưu ý, những sản phẩm được làm từ gỗ ghép thì sau một thời gian dài sử dụng sẽ có hiện tượng bong tróc, hay những tình trạng hư hỏng khác, lúc này bạn buộc phải thay mới chứ không thể sửa chữa 1 phần được.
• Chất lượng sẽ dần xuống cấp sau thời gian dài sử dụng
Mỗi loại ván ép sẽ có tuổi thọ nhất định và sau một thời gian dài sử dụng thì hiện tượng trầy xước cũng như bong tróc thì bạn sẽ không thể khắc phục lại được. Tuy có tính chống nước nhưng nếu bạn để thấm nước quá nhiều và quá lâu thì ván sẽ rất nhanh dễ xuống cấp, bề mặt ván cũng sẽ bong tróc nhanh hơn.
Ứng dụng của ván ép
• Do những đặc tính đặc biệt là chịu nước, bền, đẹp mà chúng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như chung cư cao tầng, khách sạn, biệt thự, các công trình công nghiệp…
• Lót sàn container, lót sàn tàu biển
• Làm sàn sân khấu tổ chức các buổi event, sự kiện…
• Sàn xe, thùng xe đông lạnh, đóng kệ… (Môi trường ẩm ướt, ngoài trời).
*Nguồn : Internet